Sau khi thêm domain vào host thì cũng đến lúc bạn trỏ domain về host. Tức là kết nối 2 thằng này lại với nhau.
Có 2 cách để bạn trỏ tên miền về host là trỏ bằng nameservers hoặc địa chỉ IP của hosting. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách trỏ domain về host bằng cách thay đổi nameserver.
Bạn chỉ cần làm một trong hai cái thôi. Nếu muốn trỏ domain về host bằng địa chỉ IP thì giữ nguyên nameservers. Vì nếu bạn đổi nameserver rồi thì chẳng còn thấy cái phần record trỏ IP nằm ở đâu nữa.
Sau đây là cách trỏ domain từ Godaddy về Stablehost. Các nhà cung cấp tên miền khác (vd Namecheap) và hosting khác (vd Hawkhost) bạn làm tương tự.
Liên quan: Hướng dẫn trỏ tên miền Namecheap về hosting
Thông thường khi mình trỏ tên miền từ Godaddy về Stablehost thì mất khoảng 12 tiếng. Mình trỏ lúc chập tối thì sáng mai ngủ dậy đã thấy email của Godaddy.
Tuy nhiên, mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian này xuống chưa đến 5′.
Đầu tiên, bạn cần biết địa chỉ IP của host là bao nhiêu. Để làm được điều đó, bạn vào cPanel của host, mục DOMAINS tìm Zone Editor.
Chọn tên miền > Manage
Trong cột Record của hàng tên miền là địa chỉ IP của host.
Mở file hosts trên Windows với quyền administrator sau đó dán địa chỉ IP trên + tên miền vào cuối file hosts rồi lưu lại.
Ví dụ của mình là
13.229.165.64 mosmmo.com
Tiếp theo truy cập vào nhà cung cấp tên miền của bạn. Ví dụ như của mình là Godaddy.
Chọn tên miền mà bạn cần trỏ > nhấn vào mũi tên bên cạnh bánh răng > Quản lý DNS
Kéo xuống dưới phần Máy chủ tên (Nameservers) > Thay đổi
Phần Chọn loại máy chủ tên miền mới > Tùy chỉnh
Vào email được gửi cho bạn khi mua hosting tìm phần Server Information. Ví dụ email của Stablehost:
Copy Nameservers ở trên và dán vào ô Máy chủ tên miền của Godaddy > Lưu
Để kiểm tra DNS của tên miền đã trỏ về hosting hay chưa, bạn chỉ cần gõ tên miền vào thanh trình duyệt. Nếu có lỗi 403 Forbidden là đã trỏ thành công. Hoặc vào who.is check cũng được, hơi mất công xíu.
Và đây là email xác nhận từ Godaddy sáng hôm sau
Như vậy là chúng ta đã trỏ domain về host xong. Bây giờ thì bạn đã có thể cài đặt WordPress rồi đó.
Bước tiếp theo là cài chứng chỉ SSL miễn phí cho website của bạn.
Chúc bạn thành công!
Leave a Reply