Bạn theo dõi các bước sau để thay đổi tên miền WordPress cùng host. Trong bài viết này mình sẽ demo đổi tên miền từ tickxanh.com sang mosmmo.com. Công cụ mà mình sử dụng là BackupBuddy. Bạn có thể sử dụng plugin khác như UpdraftPlus hay thủ công cũng được.
Xem thêm: Chuyển host WordPress sang host mới trong vòng 30 phút
Bước 1: Thêm domain vào host.
Tất nhiên là muốn thay áo thì phải có cái áo mới đã đúng không nào? Phòng khi bạn quên thì có thể xem lại bài này tại đây.
Bước 2: Trỏ tên miền về host.
Sau đó thì bạn phải kết nối domain này với host. Bạn có thể xem lại tại đây.
Bước 3: Backup toàn bộ website.
Có nhiều cách để sao lưu toàn bộ website của bạn. Để tiếp nối với bài viết trước mình sẽ sử dụng BackupBuddy. Đây cũng là plugin mà mình sẽ sử dụng để phục hồi website trên miền mới.
Xem thêm: Hướng dẫn backup và phục hồi website bằng BackupBuddy
Bạn vào BackupBuddy > Backup > Complete Backup:

Đợi một xíu, click vào ô Download backup file để tải về máy:

Bước 4: Download file importbuddy.php.
Đây chính là file cài đặt trên miền mới. Nhưng trước khi tải file này bạn phải đặt mật khẩu để tránh truy cập không mong muốn.
Bạn vào BackupBuddy > Settings > General Settings và đặt mật khẩu vào ô ImportBuddy password > Save General Settings:

Sau đó quay lại BackupBuddy > Restore / Migrate > Download importbuddy.php:

Gõ mật khẩu mà bạn đã tạo ở trên vào > OK

Lưu file importbuddy.php cùng folder với file backup mà bạn đã tải xuống ở bước 3.
Bước 5: Tạo cơ sở dữ liệu mới trên cPanel.
Truy cập vào cPanel của bạn. Trong mục DATABASES chọn MySQL Database Wizard:

Step 1: Đặt tên cho cơ sở dữ liệu mới > Next Step:

Step 2: Đặt tên cho username > Đặt mật khẩu > Nhắc lại mật khẩu > Create User

Bạn có thể nhấn vào Password Generator để cPanel tự động tạo mật khẩu mạnh cho bạn. Dù bạn đặt như thế nào đi nữa thì cũng nhớ là phải copy lại bỏ vào đâu đó mai mốt cần mà lấy.
Step 3: Tick vào ô ALL PRIVILEGES > Next Step:

Trước khi qua bước tiếp theo, bạn check lại xem đã copy username, password và database name vào nơi an toàn chưa? Nếu chưa thì làm đi nhé.
Step 4: Thông báo tạo thành công

Nhấn Return Home để quay về.
Bước 6: Tải file backup & importbuddy lên thư mục mới.
Rồi quay lại cPanel, trong mục FILES chọn File Manager:

Check lại xem em nó nằm trong thư mục public_html chưa?

Quan trọng: Nhấn vào đó xem trong đó có gì không? Nếu có thì chọn tất cả rồi nhấn Delete. Phải là sạch tinh tươm nha.

Tick chọn để bỏ qua thùng rác và nhấn Confirm để xóa mất tiêu luôn.

Như sau là sạch không tì vết:

Vẫn ở trong giao diện trên, nhấn Upload để tải file backup và importbuddy.php lên thư mục trống này. Ở màn hình kế tiếp nhấn Select File để tải lên.
Chỉ tải được từng file một thôi nhé. Nếu có nhiều file backup trong đó thì nhớ là chọn cái cuối cùng.
Nếu không nhớ thì nhấn vào tên file .zip đó để coi ngày giờ. Khi bạn tải file backup xuống thì BackupBuddy đã tự động điền ngày giờ vào tên file.

Nhấn nút Go Back ở dưới để quay lại thư mục lúc nãy. Check lại coi đã ở đúng thư mục chưa (tên thư mục được bôi đen) và đúng 2 file cần tải lên chưa?

Bước 7: “Gọi” tên miền mới.
Nếu bạn đã làm đầy đủ và chính xác các bước ở trên thì tên miền mới của bạn đã được đổ đầy rồi. Giờ bạn chỉ cần “gọi” nó ra nữa thôi. Đến đây bạn phải làm chậm chậm hơn nữa nhé.
Đầu tiên, gõ https://mosmmo.com/importbuddy.php vào thanh trình duyệt. Nhớ thay bằng tên miền mới của bạn nhé. Bạn nhớ gõ cho đúng. Gõ sai hoặc thiếu http:// hay đuôi .php là nó không ra đâu

Đến đây bạn thấy quen quen rồi phải không? Hãy gõ mật khẩu mà bạn đã tạo trong mục General của BackupBuddy vào đây > Authenticate:

Step 1: Chọn file backup để đẩy lên tên miền mới. Mặc định đã được chọn > nhấn Restore Backup:

Step 2: Quá trình phục hồi bắt đầu chạy:

Step 3: Cài đặt cơ sở dữ liệu (Chú ý).
Bạn còn nhớ username, mật khẩu và database name mà chúng ta đã tạo chứ? Mình có nhắc bạn copy lại rồi nhé. Vậy thì copy hoặc gõ vào đây:

Database Server: Bạn giữ nguyên localhost, 99% trường hợp là như thế
Database Prefix: Vì database của mình trước kia được tạo tự động bằng cách cài WordPress ngay trên cPanel nên nó hơi lung tung một xíu. Giờ mình sẽ chuyển nó về dạng wp_. Nếu của bạn là wp_ sẵn rồi thì copy qua thôi. Xong thì nhấn Next Step.
Step 4: Nó chạy vèo vèo mình chưa kịp chụp màn hình nữa thì nó đã mất tiêu.
Step 5: Không cần làm gì cả, nhấn Next Step để tiếp tục.
Bạn có thể nhấn Advanced Options để đặt tùy chọn nâng cao nhưng không cần thiết.

Step 6: Nhấn vào tên miền mới của bạn ngó nghiêng tí xem có vấn đề gì không? Nếu không thì bravo, bạn đã thành công!

Nhấn Finish Cleanup để xóa file backup và những file khác được tạo ra trong lúc mình chuyển nhà.

Bạn nên để website cũ ít nhất là 6 tháng nhé. Nếu muốn xóa thì nên tải về file backup trước sau đó xóa chỉ chừa lại file .htaccess. Theo mình thì cứ để ẻm ở đó đi vì chẳng ảnh hưởng đến ai cả.
Trời ah, cuối cùng cũng xong. Đã có tên miền mới. Nhưng còn rất nhiều việc phải làm. Thôi đi làm ly cà phê đã 🙂
Bước 8: Thay đổi đường dẫn đăng nhập.
Với cách làm như trên, bạn có thể chuyển qua chuyển lại bao nhiêu tên miền cũng được. Nếu chuyển qua hosting mới thì cách làm có hơi khác một chút xíu.
Bây giờ bạn đã có tên miền mới nhưng trang quản trị vẫn là đường dẫn cũ.
Ví dụ như tên miền mới của mình là mosmmo.com nhưng trang đăng nhập vẫn là tickxanh.com/wp-admin. Vậy thì việc đầu tiên bạn phải làm là cập nhập đường dẫn đăng nhập này.
Đầu tiên đăng nhập vào trang quản trị theo đường dẫn cũ, chọn Settings > General. Trong mục WordPress Address (URL) và Site Address (URL) bạn gõ tên miền mới vào đây.

Lưu ý là nếu bạn chưa cài chứng chỉ SSL (https) cho tên miền mới thì nhớ sửa lại cho đúng nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cài SSL Cloudflare free cho bạn mới
Sau khi nhấn Save Changes thì “bùm”, bạn sẽ bị đá ra ngoài để đăng nhập lại. Từ đây bạn sẽ vào được đường dẫn trang đăng nhập mới như tên miền.
Bước 9: Chuyển hướng tên miền cũ sang tên miền mới.
Nếu bạn làm ngon lành từ đầu đến giờ thì bạn đã có 2 tên miền chạy song song nhưng nội dung y chang nhau. Có nghĩa là vào thằng cũ cũng được mà vào thằng mới cũng được.
Như vậy thì sau một thời gian Google sẽ cho rằng tên miền sau là copy nội dung và sẽ cho thằng này “ăn hành”.
Nếu bạn đã chắc 100% về việc đổi tên miền mới thì nên chuyển hướng tên miền cũ sang tên miền mới đi thôi.
Để chuyển hướng, bạn vào cPanel > File Manager, tìm file .htaccess nằm trong thư mục gốc chứa website cũ. Trong ví dụ của mình là thư mục tickxanh.com nằm trong public_html.
Đầu tiên là nhấn vào Download để tải về 1 bản dự phòng. Sau đó thêm đoạn này vào đầu file .htaccess rồi nhấn Save Changes:
RewriteEngine On
RewriteRule ^(.*)$ http://newdomain.com/$1 [R=301,L]
Nhớ thay newdomain.com bằng tên miền mới của bạn. Bây giờ bạn thử vào tên miền cũ xem nó có nhảy qua tên miền mới không nhé.
Bước 10: Thông báo cho Google.
1/ Xác minh website với Google Search Console.
Như mình đã nói ở trên, Google sẽ “thấy” 2 tên miền có cùng nội dung. Vì vậy bạn phải báo với Google là đã thay đổi tên miền mới trong Google Search Console của tên miền cũ.
Nhưng trước hết bạn phải thêm tên miền mới vào Google Search Console cái đã nhé. Cách thêm như thế nào thì bạn đọc bài cách xác minh website với Google Search Console.
Vì ở đây ta chưa cài chứng chỉ SSL cho tên miền mới nên chỉ cần thêm http trước thôi nhé. Mai mốt cài SSL thì thêm https vào Google Search Console sau. Vì Google tính http và https là 2 dạng khác nhau.
Nhưng mà ở đây bạn không cần phải xác minh tên miền mới nữa. Chỉ cần thêm vào và Google sẽ tự động xác minh cho bạn.

2/ Nhắm mục tiêu quốc gia.
Tiếp theo là nhắm quốc gia mà bạn muốn hướng đến độc giả.
Trong giao diện của Google Search Console nhấn Chuyển về phiên bản cũ ở dưới góc trái. Chọn Lưu lượng tìm kiếm > Nhắm mục tiêu quốc tế > chuyển qua tab Quốc gia > Việt Nam (hoặc quốc gia mà bạn nhắm đến) > Lưu:

Vẫn ở trong phiên bản cũ nhé, chọn tên miền cũ (mũi tên đổ xuống) > click vào bánh răng > Thay đổi địa chỉ:

Bước 1 & 2 Google sẽ làm cho bạn, bạn chỉ cần nhấn Xác nhận ở bước số 3.

Sau khi có cả 3 tick màu xanh thì bạn nhấn Gửi ở bước số 4.
3/ Gửi lại XML Sitemap cho Google.
Để gửi XML Sitemap cho Google, bạn có thể đọc bài XML Sitemap là gì? Hướng dẫn tạo Sitemap trên WordPress.
Cuối cùng thì cũng xong thật sự. Như vậy là mình vừa hướng dẫn cách thay đổi tên miền WordPress rất chi tiết nhé. Bạn còn vướng ở bước nào thì hãy comment ở bên dưới nha.
Chúc bạn thành công!
Leave a Reply