ON / OFF CHẾ ĐỘ ĐỌC BAN ĐÊM DARK MODE:
Nói là làm website / viết blog bằng WordPress không cần biết code chứ nếu bạn muốn như ý không phải là dễ. Nhất là mấy bạn cầu toàn. Vì vậy nếu bạn mới mày mò viết blog kiếm tiền thì nên tranh thủ học về WordPress càng nhanh càng tốt. Và một trong những khóa học như vậy là của Duy trên KTcity. Thay vì mày mò kỹ thuật thì bạn nên dành thời gian đó để sáng tạo content thì mới nhanh kiếm tiền được. Chúc bạn thành công!
Cài đặt WordPress xong, website của bạn đã có thể truy cập ở bất kỳ đâu trên thế giới. Sau đây là những việc bạn có thể bắt tay vào làm ngay sau khi cài đặt WordPress để xuất bản bài viết đầu tiên lên mạng internet toàn cầu.
Xem thêm: WordPress là gì: Tại sao bạn nên sử dụng WordPress
- Xóa các trang và bài viết mặc định
- Cài đặt tổng quan
- Thiết lập permalink – đường dẫn tĩnh (quan trọng)
- Thiết lập mục bình luận
- Ngăn tạo ra các kích thước ảnh khác nhau
- Tải lên logo và favicon
- Thiết lập kiểu hiển thị của trang chủ
- Xóa các themes và plugin không sử dụng
- Cài một số plugin quan trọng
- Thay đổi đường dẫn đăng nhập
- Tạo child-theme
Xóa các trang và bài viết mặc định
Để xóa trang hoặc bài viết đơn lẻ, các bạn rê chuột vào nó và chọn Trash

Muốn xóa từ 2 trở lên, tick vào ô Title để chọn tất cả > Move to Trash trong ô Bulk Action > Apply
Cài đặt tổng quan
Bạn vào Settings > General và thực hiện như sau:
- Nhập tên blog và mô tả ngắn
- Chọn ngôn ngữ cho trang admin (chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt)
- Cài múi giờ là Ho Chi Minh
- Định dạng ngày giờ theo ý thích của bạn

Đừng quên nhấn Save Changes để lưu lại
Thiết lập permalink – đường dẫn tĩnh (quan trọng)
Ngay từ đầu bạn phải xác định chọn loại permalink nào.
Nếu không sau này thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến SEO và nhiều yếu tố khác. Đừng vội chọn cấu trúc permalink nếu chưa đọc bài viết sau của mình
Xem thêm: Tối ưu Permalink chuẩn SEO cho WordPress
Vào Settings > Permalink và thiết lập theo ý muốn của bạn
Lời khuyên: Nên chọn 1 trong 2 định dạng sau:
- domain.com/thu-muc/bai viet
- domain.com/bai-viet
Kéo lên để thấy kiểu permalink của mình trên thanh trình duyệt nhé.
Phần Optional nên để trống

Permalink cho thư mục: Mặc định các bài viết trong thư mục lưu trữ sẽ có dạng sau:
domain.com/category/bai-viet
Nếu bạn không muốn kiểu này có thể chỉnh lại domain.com/bai-viet. Một trong những cách đó là sử dụng plugin Yoast SEO.
Xem thêm: Cấu hình Yoast SEO chuẩn mới nhất 2020
Thiết lập mục bình luận
Bạn vào Settings > Dicussion và tùy chỉnh theo ý muốn hoặc có thể để mặc định. Khi có nhiều bình luận, bạn hãy quay lại thiết lập sau.
Ngăn tạo ra các kích thước ảnh khác nhau
Mặc định khi một hình ảnh được tải lên, WordPress sẽ cắt nó theo nhiều kích thước khác nhau sử dụng cho các vị trí khác nhau.
Tuy nhiên, điều này lại gây tốn tài nguyên và làm chậm tốc độ tải trang của bạn.
Bạn loại bỏ bằng cách vào Settings > Media sau đó đưa tất cả các kích thước này về 0.
Tuy nhiên làm như vậy vẫn chưa triệt để. Vì không chỉ có WordPress mà theme cũng tự tạo ra nhiều kích thước. Do đó bạn nên làm theo cách trong bài tối ưu hình ảnh WordPress của mình.
Tick vào ô Organize my uploads into month- and year-based folders nếu muốn các file tải lên được bỏ vào các thư mục tháng-năm

Nhấn Save Changes để hoàn tất
Tải lên logo và favicon
Logo và favicon giúp nhận diện thương hiệu website hoặc blog của bạn.
Bạn có thể tạo nhanh logo và favicon bằng Photoshop. Favicon nên có kích thước tối thiểu là 512 x 512px
Tùy vào giao diện (themes) bạn đang sử dụng mà sẽ có tùy chỉnh khác nhau. Ví dụ như của mình là: Appearance > Customize > Site Indentify.
Xem thêm: Cách tạo favicon cho website của bạn trông “cool” hơn
Thiết lập kiểu hiển thị của trang chủ
Có 2 kiểu hiển thị trang chủ phổ biến là các bài viết mới nhất (dạng blog) và một trang tĩnh.
Nếu chọn trang tĩnh thì cần chọn thêm trang nào trong Settings > Reading
Xóa các themes và plugin không sử dụng
Sau khi đã chọn được theme như ý, hãy xóa các theme còn lại (theme bạn đã cài và theme mặc định). Bạn có thể làm 1 trong 2 cách sau:
Tại trang admin: Bấm chọn theme cần xóa, sau đó nhấn Delete ở góc dưới bên phải của theme đó
Tại trang cPanel: vào đường dẫn /wp-content/themes/chọn theme cần xóa (giữ Ctrl nếu chọn nhiều > Delete)
Làm tương tự với plugin.
Cài một số plugin quan trọng
Dù website của bạn phục vụ mục đích gì đi nữa, cũng có những plugin mà mọi website nên có. Ví dụ: tối ưu SEO onpage, bảo mật WordPress, sao lưu và phục hồi dữ liệu…
Xem thêm:
- 2 cách cài plugin cho WordPress phổ biến nhất
- 10 plugin hay cho WordPress mà bạn nên cài
Thay đổi đường dẫn đăng nhập
Mặc định, đường dẫn đăng nhập trang quản trị của bạn sẽ có dạng: domain.com/wp-admin.
Đây là lỗ hổng cho những kẻ có ý đồ xấu. Bạn nên thay đổi đường dẫn này. Một trong những cách là sử dụng plugin WPS Hide Login hoặc 1 tính năng của WP Rocket
Xem thêm: Cài đặt WP Rocket để tăng tốc website như tên lửa
Tạo child-theme
Nếu bạn chỉnh sửa trực tiếp lên theme thì sau khi cập nhật lên phiên bản mới, các tùy chỉnh này sẽ mất và bạn phải làm lại từ đầu.
Với child-theme (theme con), bạn sẽ thoải mái chỉnh sửa mà không lo vấn đề gì nữa.
Bạn có thể tự tạo child theme cho mình hoặc sử dụng các công cụ online.
Đến đây, bạn đã sẵn sàng đăng bài viết đầu tiên sau khi cài đặt WordPress.
Chúc bạn thành công!